Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy thổi khí

Sửa máy thổi khí, sửa chữa máy thổi khí.

GMEK là đơn vị sửa chữa máy thổi khí chuyên nghiệp số 1 Việt Nam. Chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy thổi khí cho tất cả các dòng máy thổi khí đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam như: Máy thổi khí robuschi, máy thổi khí Shinmaywa,Máy thổi khí Anlet, máy thổi khí ITO, Máy thổi khí Tailo kikai, Máy thổi khí Tsurumi, máy thổi khí longtech, máy thổi khí Heywe, máy thổi khí KFM .... (Tham khảo: 10 dòng máy thổi khí đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay)

Nhằm giúp Quý khách hàng sử dụng máy thổi khí được an toàn và bền lâu, GMEK xin được đưa ra Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy thổi khí định kỳ để Khách hàng tham khảo và áp dụng. Một kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng máy thổi khí longtech định kỳ là phương án tin cậy bậc nhất để giảm thiểu tối đa các sự cố không mong muốn phát sinh trong quá trình sử dụng, Giúp máy thổi khí làm việc ổn định và bền lâu, tiết kiệm tối đa các chi phí sửa chữa không mong muốn khi sử dụng.

Kiểm tra máy thổi khí trước khi vận hành lần đầu tiên.


Trước khi vận hành máy thổi khí lần đầu tiên, Chúng ta cần kiểm tra kỹ lưỡng lại tổng thể máy thổi khí để đảm bảo rằng máy thổi khí đã sẵn sàng cho quá trình làm việc. Để tránh được những sự cố không mong muốn gây ra cho máy thổi khí,  hãy kiểm tra lại máy thổi khí theo danh sách dưới đây.

1. Kiểm tra thân máy và hệ thống đường ống: kiểm tra để chắc chắn rằng không còn, bu lông, dụng cụ mảnh vụn ... nào còn lại ở trong buông khí thổi hay trên đường ống.
2. Kiểm tra và siết chặt bu lông: kiểm tracác bu lông, đai ốc liên kết giữa máy thổi khí, motor với giá bệ và hệ thống đường ống. Kiểm tra puly và căn chỉnh độ căng dây đai chuyền động.
3. Xoay trục truyền động bằng tay để đảm bảo rằng cánh máy thổi khí chuyển động êm, và không bị va đập hay cọ sát tại bất kỳ vị trí nào.
4. Kiểm tra dầu, mỡ bôi trơn. đảm bảo máy thổi khí được bôi trơn đúng và đủ loại dầu mỡ yêu cầu.(Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng dầu, mỡ bôi trơn cho máy thổi khí.)
5. Mở toàn bộ các van đầu hút, van đầu đẩy. 
6. Đóng nháy điện động cơ để cho máy thổi khí quay một vài vòng, kiểm tra chuyển động của máy thổi khí, đảm bảo máy thổi khí quay đúng chiều.
7. Đóng điện động cơ để máy thổi khí chạy ở chế độ không tải khoảng 5-10 phút, kiểm tra tiếng ồn, nhiệt độ, rung động của máy thổi khí.
8. Sau khi đã  thực hiện các bước trên ta tiến hành cho máy chạy với chế độ làm việc, kiểm tra và ghi nhận các thông số về  áp suất, lưu lượng, nhiệt độ, rung động sau khi máy hoạt động được 1 giờ.

Các lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng máy thổi khí

Dòng máy thổi khí kiểu Roots Blower được thiết kế cho tuổi bền và độ ôn định rất cao trong quá trình làm việc. một máy thổi khí có thể làm việc ổn đinh trong thời gian rất dài từ 8-10 năm làm việc liên tục. và chúng có thể làm việc liên tục 24 giờ/ngày. Tuy nhiên trong quá trình làm việc khách hàng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây.


1. Sử dụng dầu bôi trơn cho máy thổi khí: Dầu bôi trơn được coi như Máu để duy trì sự sống cho máy thổi khí.Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng đúng chủng loại, dầu và mỡ bôi trơn cho máy thổi khí, thay dầu và mỡ bôi trơn định kỳ.(Tham khảo Hướng dẫn sử dụng dầu bôi trơn cho máy thổi khí)
2. Nhiệt độ khi máy thổi khí làm việc: Khi làm việc nhiệt độ trên thân máy có thể lên đến 120 độ C, tuy nhiên nếu máy làm việc với nhiệt độ  này liên tục thì  tuổi thọ của vòng bi, phớt chặn dầu sẽ giảm. Và chúng ta phải lưu chọn dầu và mỡ bôi trơn cho phù hợp.
3. Bầu lọc bụi đầu hút: tại đầu hút của máy thổi khí có một bầu lọc bụi, nêu máy làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, thì chúng ta phải kiểm tra, vệ sinh bầu lọc thường xuyên, vày thay mới bông lọc .
4. Không lên để máy thổi khí dừng trong thời gian dài vì khi đó hơi ẩm sẽ làm han gỉ cánh gió và gây lên hiện tượng kẹt cánh gió. Lên bố trí các máy thổi khí chạy đan xen lẫn nhau mỗi máy chạy khoảng 4 giờ, rồi đổi sang máy khác.
5.  Khi sử dụng dây cu loa mới, sau khi chay 2-3 ngày, dây cu loa có hiện tượng bị trùng, khi đó ta phải căng lại để đảm bảo độ căng của dây cu loa.
6. Tiếng ồn của máy thổi khí: Khi vận hành máy thổi khí gây ra tiếng ồn tương đối lớn Lớn hơn 75 DB, vì vậy cần làm nhà cách âm nều khu vực hạn chế tiếng ồn, Hoặc đặt máy thổi khí ra xa khu dân cư sinh sống hoặc xa khu làm việc.
7. Sự cố máy thổi khí: Khi máy thổi khí gặp sự cố, để tránh phát sinh thêm những hư hỏng, không tự ý tháo, sửa chữa máy thổi khí, đặc biệt là khi máy còn trong thời gian bảo hành. hãy gọi ngay nhà cung cấp hoặc liên hệ trực tiếp với GMEK để được tư vấn. Tham khảo thêm bài viết: Các sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục trong quá trình sử dụng máy thổi khí.

Nội dung công việc và lịch bảo dưỡng định kỳ cho máy thổi khí.


1. Kiểm tra và bảo dưỡng máy thổi khí hàng ngày.
Thông thường máy thổi khí sẽ hoạt động ổn định trong thời gian dài, tuy nhiên trong những ngày mới bắt đầu hoạt động, chúng ta lên theo dõi thường xuyên tình trạng hoạt động của máy thổi khí, chúng ta cần kiểm tra các thông số như, lượng dầu bôi trơn, kiểm tra xem có hiện tượng dò gỉ dầu hay không, kiểm tra các thông số làm việc như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng khí, rung động, và tiếng kêu của máy.
2. Danh mục kiểm tra dưỡng định kỳ 3 -6 tháng.
Thay mới dầu và mỡ bôi trơn, kiểm tra bông bầu lọc khí đầu hút, kiểm tra sưc căng dây cu loa.
3. Danh mục kiểm tra bảo trì hàng năm
Thay dây curoa, Làm sạch ống giảm thanh đầu hút, đầu đẩy,Độ dãn của dây curoa và tình trạng dây curoa, thay mới vòng bi, phớt chặn dầu.
4. Danh mục kiểm tra bảo trì định kỳ 2 năm
Thay Vòng bi và phớt dầu
Làm sạch phần bên trong vỏ máy
5. Danh mục kiểm tra bảo trì định kỳ 4 năm
Thay bánh răng của máy thổi khí, thay cặp cánh gió.


CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ GMEK

Trụ sở: Số Nhà 10 ngách 19/8 Ngõ 19 Đường Chùa Võ P. Dương Nội, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội

Xưởng sản xuất: Nhà 23 ngõ 230 đường Ỷ La, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội

Hotline: 0916.297.765 - Email: Cokhigmek@gmail.com

Có thể bạn quan tâm